Trong kịch bản Covid-19 lan rộng, ngành y tế dự kiến huy động thêm sinh viên ngành y, dược, Thứ trưởng Sơn nói với VnExpress.net chiều 17/3.
"Sinh viên năm cuối của các trường đại học y và dược sẽ được tập huấn về kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm, tổ chức cách ly, phụ việc cho các y bác sĩ. Dự kiến nhóm này có khoảng 16.000 người", Thứ trưởng Sơn nói.
Các y bác sĩ của Việt Nam hầu hết được đào tạo đa khoa, có thể huy động cho phòng dịch khi cần. Bộ Y tế đã mở các lớp tập huấn trực tuyến về điều trị bệnh nhân mức độ nặng khác nhau, xây dựng kịch bản tiếp nhận và điều trị cho hơn 3.000 bệnh nhân nhiễm nCoV.
Các bệnh viện trung ương, quân đội, công an và bệnh viện địa phương đều được yêu cầu lên "phương án nóng" sẵn sàng phục vụ chống dịch. Lực lượng bác sĩ, y tá về hưu, trung cấp y khoa... cũng được tính đến trong bài toán về nhân lực y tế.
Ngành y tế đã phân tuyến điều trị bệnh nhân rất mạnh mẽ. Tuyến xã có thể theo dõi các ca bệnh, tuyến huyện có thể điều trị, chỉ những bệnh nhân nặng mới chuyển tuyến trung ương."Mạng lưới điều trị của Việt Nam đang hoạt động hiệu quả", Thứ trưởng Sơn nói.
Về trang thiết bị y tế, hiện ngành có khoảng 3.000 máy thở ở các bệnh viện. Những bệnh viện cấp huyện cũng trang bị máy thở. Trường hợp dịch lan rộng, ngành y tế điều động máy thở ở nơi không có dịch đến nơi có dịch. Ngành y tế cũng xây dựng kế hoạch mua sắm thêm vật tư y tế cần thiết như thuốc, máy móc, khẩu trang, đồ bảo hộ, dung dịch sát khuẩn...
Số lượng giường bệnh hiện vẫn đảm bảo cho việc cách ly và điều trị cho các bệnh nhân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (áo trắng đầu bạc, giữa) Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cùng các bác sĩ thị sát Bệnh viện Phổi Bình Thuân, nơi cách ly những người tiếp xúc gần 9 bệnh nhân Covid-19, ngày 15/3. Ảnh: Việt Quốc. |
Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM chuẩn bị cơ sở hạ tầng y tế cho tình huống dịch xấu nhất.
Giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết thành phố chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng phó Covid-19 , kể cả trong tình huống dịch kéo dài. TP HCM vừa chuyển đổi Bệnh viện huyện Cần Giờ thành cơ sở chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19 có 300 giường bệnh, bắt đầu tiếp nhận những người từ các khu cách ly tập trung xuất hiện các triệu chứng sốt, ho... từ ngày 16/3.
Bệnh viện dã chiến Củ Chi vốn là khu cách ly tập trung cũng được chuyển thành nơi tiếp nhận điều trị với quy mô 300 giường.
"Bệnh viện Ung bướu TP HCM cơ sở 2 sẽ hoạt động vào tháng 6. Nếu bệnh nhân tiếp tục tăng, Sở sẽ có phương án đưa nơi đây thành nơi điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV", ông Bỉnh nói.
TP HCM cũng chuẩn bị vận hành 10 phòng áp lực âm tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi và 10 phòng áp lực âm tại huyện Cần Giờ, tăng thêm 1.200 máy thở. 400 bác sĩ chuyên khoa nhiễm được huy động, đang tập huấn cho khoa khác để tăng nhân lực có thể điều trị cho 1.000-1.400 người bệnh.
Trong tháng 4, thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng hơn 20.000 bộ xét nghiệm. Trong tháng 5, tháng 6, ngành y tế cũng dự trù hơn 20.000 bộ xét nghiệm. Khẩu trang, đồ bảo hộ chuyên dụng, các trang thiết bị đang được tăng cường.
"Chúng tôi cố gắng xét nghiệm, phân loại toàn bộ hành khách nhập cảnh vào TP HCM từ vùng dịch. Công đoạn này giúp ngăn ngừa triệt để dịch lây lan trong cộng đồng", ông Bỉnh nói.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng khu phố ở Bình Thuận có người nhiễm nCoV. Ảnh: Việt Quốc. |
Hà Nội cũng đang có các kịch bản chống dịch trước tình hình dịch bệnh gia tăng. Dịch cấp độ 1 và 2, các bệnh viện đã chuẩn bị 650 giường điều trị bệnh nhân, thuộc 41 bệnh viện công lập và 3 bệnh viện ngoài công lập. Dịch bệnh ở cấp độ 3, số giường bố trí điều trị cách ly bệnh nhân là 1.290.
Trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn, nhiều bệnh nhân hơn, ngành y tế có thể bố trí 4.040 giường bệnh. Trong đó, 50% giường bệnh huy động ở các bệnh viện đa khoa, còn lại tập trung tại bệnh viện dã chiến.
Theo Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Chung, những ngày tới công dân từ các nước châu Âu về đông, thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, địa điểm tiếp đón, cách ly.
Khu tái định cư Thượng Thanh (quận Long Biên) có 427 căn hộ có thể cách ly được khoảng 2.000 người. Khu nhà ở sinh viên tại phường Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai có thể đáp ứng 2.000 trường hợp. Bệnh viện đa khoa Mê Linh (cũ) được thành phố sửa lại với mục đích phục vụ 200 bệnh nhân. Ngoài ra, cơ sở vật chất sẵn có ở các trường dạy nghề ở Phú Xuyên, Sơn Tây, Chương Mỹ... cũng có thể được sử dụng.
Tính đến 10h sáng nay, Việt Nam đã ghi nhận 67 bệnh nhân Covid-19, trong đó 16 bệnh nhân đã được chữa khỏi hoàn toàn, 51 người đang điều trị trong đó có hai bệnh nhân nặng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét